Lịch sử Asen

Biểu tượng giả kim thuật cho asen.

Từ asen là vay mượn từ tiếng Ba Tư زرنيخ Zarnikh nghĩa là "opiment vàng" (tức thư hoàng). Zarnikh được vay mượn sang tiếng Hy Lạp thành arsenikon, nghĩa là đàn ông hay hiệu nghiệm. Asen đã được biết đến và sử dụng tại Ba Tư và một vài nơi khác từ thời cổ đại. Do các triệu chứng ngộ độc asen là hơi mập mờ, nên nó thường được sử dụng để giết người cho tới tận khi phát hiện ra thử nghiệm Marsh, một thử nghiệm hóa học rất nhạy để phát hiện sự tồn tại của nó. Thử nghiệm ít nhạy hơn nhưng phổ biến hơn là thử nghiệm Reinsch. Do việc sử dụng nó bởi giai cấp cầm quyền để sát hại lẫn nhau cũng như hiệu lực và tính kín đáo của nó, nên asen được gọi là thuốc độc của các vị vua và vua của các thuốc độc.

Trong thời kỳ đồ đồng, asen thường được đưa vào trong đồng thiếc để làm cho hợp kim trở thành cứng hơn (gọi là "đồng thiếc asen").

Albertus Magnus (1193-1280) được coi là người đầu tiên cô lập được asen nguyên tố vào năm 1250[4]. Năm 1649, Johann Schröder công bố hai cách điều chế asen.

Anh, trong thời đại Victoria, 'asen' ('asen trắng' không màu, kết tinh, hòa tan) được trộn lẫn với dấmđá phấn và phụ nữ ăn nó để cải thiện nước da mặt của họ, làm cho da mặt của họ trở thành nhạt màu hơn để thể hiện họ không làm việc ngoài đồng. Asen cũng được cọ xát vào mặt và tay phụ nữ để 'cải thiện nước da'. Việc sử dụng ngẫu nhiên asen trong làm giả thực phẩm đã dẫn tới ngộ độc kẹo Bradford năm 1858, gây ra cái chết của khoảng 20 người và làm khoảng 200 người khác bị bệnh do ngộ độc asen.

Một tên Hán Việt của asen đó là thạch tín (石信), hay còn gọi là nhân ngôn, do chữ tín 信 bao gồm bộ nhân đứng 亻 ghép với chữ ngôn 言. Tuy nhiên, chữ thạch tín thường được dùng để chỉ khoáng vật có thành phần chủ yếu là asen trioxit (As2O3).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Asen http://www.kfunigraz.ac.at/achwww/Seiten/englische... http://www.npi.gov.au/database/substance-info/prof... http://www.corrosionsource.com/handbook/periodic/3... http://web103.epnet.com http://www.macmillanscience.com/1403944997.htm http://www.usatoday.com/news/world/2007-08-30-5534... http://www.webelements.com/webelements/compounds/t... http://www.webelements.com/webelements/elements/te... http://www-cie.iarc.fr/htdocs/monographs/vol23/ars... http://www.atsdr.cdc.gov/csem/arsenic/